Bệnh tai biến là một trong những căn bệnh vô cùng nguy hiểm đối với người cao tuổi, nó để lại những di chứng và hậu quả nặng nề, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Đặc biệt, căn bệnh này thường xuất hiện ở những người cao tuổi vì lúc này sức đề kháng của họ còn yếu và lại hay mang trong mình những căn bệnh “lớn tuổi” khiến bệnh càng trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, để hỗ trợ người cao tuổi có cuộc sống khỏe mạnh mỗi ngày, hãy cùng điểm qua những cách phòng tránh căn bệnh này hiệu quả.
Theo dõi huyết áp mỗi ngày
Đối với người cao tuổi thì việc kiểm tra huyết áp thường xuyên là một điều cần thiết bởi nếu huyết áp không ổn định, hoặc tăng quá cao chính là nguyên nhân chính dẫn đến đột quỵ. Hãy đảm bảo huyết áp của bạn luôn ở mức trung bình (dưới 140/90mmHg).
Ngăn ngừa các bệnh về tim
Đối với những bệnh nhân có tiền sử bệnh tim mạch như: hẹp van, hở van, rối loạn nhịp tim,.. thì cần phải đến gặp các bác sĩ tim mạch ngay để có thể khắc phục tình trạng bệnh tốt nhất để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và tăng nguy cơ đột quỵ. Bạn cũng nên thư giãn và tránh mệt mỏi vì căng thẳng cũng là nguyên do dẫn đến các bệnh tim mạch.
Hạn chế tình trạng tăng cân
Để phòng chóng tai biến một cách hiệu quả thì bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra cân nặng của mình và tầm soát lại lượng đường trong máu với các xét nghiệm máu cơ bản. Để tránh tình trạng sơ vữa động mạch rồi làm mạch máu dày lên và bong ra, nó sẽ gây tắc nghẽn và chính là nguyên do dẫn đến tai biến mạch máu não.
Ngăn ngừa bệnh tiểu đường
Nếu bạn là người có tiền sử bệnh tiểu đường. Thì nên chú ý đến chế độ ăn uống giảm tinh bột. Hạn chế lượng đường trong khẩu phần ăn của mình. Cần thiết nhất vẫn là đến khám bác sĩ để được hỗ trợ chữa bệnh tốt nhất. Những người bệnh tiểu đường cũng nên tập thể dục thường xuyên. Để phòng chống sơ vữa động mạch dẫn đến các bệnh về tai biến vô cùng nguy hiểm.
>> Xem thêm thông tin tại wetstur.com nhé!
Thói quen sống lành mạnh
Những sinh hoạt hằng ngày của bạn cũng có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Nhất là đối với người cao tuổi. Bạn nên tập thói quen tập thể dục mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng và phòng tránh bệnh tình. Bạn cũng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng tránh các loại thức ăn nhiều dầu mỡ; tinh bột hay chất đạm; chất dinh dưỡng cũng cần đủ chứ không nên thừa hay thiếu. Bên cạnh đó bạn cũng nên quan tâm đến lượng vitamin trong cơ thể. Để có thể hỗ trợ sức khỏe một cách tốt nhất.
Đó là một số cách đơn giản để bạn có thể phòng chống căn bệnh tai biến một cách hiệu quả. Nhưng tốt nhất là bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ. Để có thể đảm bảo phòng chống bệnh tật một cách triệt để.
Hậu quả nghiêm trọng của bệnh tai biến
Nghiên cứu cho thấy, khoảng 20% bệnh nhân tai biến mạch máu não tử vong trong vòng 1 tháng; gần 10% số bệnh nhân còn lại tử vong trong vòng 1 năm; khoảng 10% phục hồi không di chứng; 30% có thể tự đi lại phục vụ bản thân; 25% đi lại khó khăn, cần sự hỗ trợ của người khác trong sinh hoạt và gần 25% phải nhờ hoàn toàn vào sự giúp đỡ của người khác. Bên cạnh đó, có một bộ phận người thoát khỏi lưỡi hái tử thần thì phải sống chung với những di chứng của bệnh tai biến mạch máu não là rối loạn một số chức năng như:
- Người bệnh có thể bị nói ngọng, khó khăn trong việc phát ngôn, khuôn miệng bị méo.
- Thêm vào đó một số biến chứng như mờ mắt hay thị giác sụt giảm. Cũng ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người bệnh.
- Người bệnh có thể bị rối loạn cảm giác: tê bì hoặc mất cảm giác nửa người hoặc toàn thân.
- Biến chứng nguy hiểm nữa đó là rối loạn nhận thức: suy giảm trí nhớ, không nhận biết được không gian, thời gian, người thân hay thậm chí là bản thân mình.
- Khi bị liệt nửa người bệnh nhân sẽ rất khó khăn trong việc hoạt động. Điều này tạo ra các biến chứng như: Loét do tì đè, viêm phổi, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, teo cơ, co rút cơ… Những biến chứng này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Thêm vào đó là chi phí điều trị tai biến cho người mắc tai biến mạch máu não rất cao. Nó làm tăng gánh nặng lên người bệnh, gia đình và toàn xã hội.