Tai biến mạch máu não ở người cao tuổi khá phổ biến và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Bằng cách nhận biết các dấu hiệu và triệu chứng của đột quỵ, có thể điều trị kịp thời và giảm thiểu rủi ro. Tai biến mạch máu não ở người cao tuổi thường gặp, có tới 66% trường hợp mắc bệnh ở người trên 65 tuổi. Đặc biệt, trong thời tiết lạnh giá, người cao tuổi dễ bị tổn thương mạch máu não, cơ chế điều hòa tuần hoàn não cũng kém hơn bình thường, dễ dẫn đến đột quỵ. Hầu hết những người sống sót sau đột quỵ đều phục hồi chức năng theo thời gian.
Tuy nhiên, có tới 25% số người bị khuyết tật nhẹ và 40% bị khuyết tật từ trung bình đến nặng. Mặc dù đột quỵ có một số dấu hiệu riêng để nhận biết, nhưng những dấu hiệu này thường xuất hiện trong vài phút trước khi đột quỵ.
Tại sao người già thường mắc bệnh đột quỵ?
Đột quỵ có hai dạng là đột quỵ do thiếu máu não (chiếm 80%) và vỡ mạch máu não. Tất cả đều gây tổn thương mạch máu não. Bệnh xuất hiện ở cả người trẻ và người già, song người cao tuổi có nhiều yếu tố nguy cơ thuận lợi dẫn đến xuất hiện đột quỵ hơn.
Theo đó, nguyên nhân gây nên chứng đột quỵ có thể do chảy máu não. Vì tăng huyết áp hoặc nhồi máu não vì tắc nghẽn mạch máu. Nếu do chảy máu não, các triệu chứng bệnh lý thường xảy ra đột ngột. Nếu do nhồi máu não thì những triệu chứng bệnh lý xuất hiện một cách từ từ trong vòng nhiều giờ.
>> Nhấp vào đây để xem nhiều thông tin hay.
Dấu hiệu nhận biết bệnh đột quỵ
Đột quỵ là bệnh lý cấp tính, có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, không có dấu hiệu báo trước. Đột quỵ giai đoạn sớm thường bắt đầu bởi các triệu chứng như xây xẩm chóng mặt, mặt lệch, tê yếu tay chân, thậm chí liệt, đi không vững hay méo miệng, nói khó, nuốt nghẹn, uống sặc, mắt mờ… Những triệu chứng đột quỵ ở người cao tuổi có thể là hồi chuông báo động. Nếu bạn bị hay gặp người có các triệu chứng như trên, hãy gọi ngay cấp cứu 115. Vì nếu được cấp cứu kịp thời, người bệnh sẽ giảm được những tổn thương não; có được những kết quả tích cực hơn.
Dấu hiệu yếu tay hoặc chân: Khi xảy ra đột quỵ, một triệu chứng hay gặp là một bên cánh tay hoặc chân (hoặc cả hai) đột ngột yếu đi, tê bì. Tình trạng này thường ảnh hưởng đến các chi ở bên đối diện vùng não xảy ra đột quỵ. Cảm giác của người bị đột quỵ là tay bị tê mỏi, khó cử động, khó thao tác, không nhấc chân lên được. Bạn có thể kiểm tra bằng cách mở rộng cả hai cánh tay trong 10 giây. Nếu một cánh tay bị rơi xuống thì có thể là chỉ báo yếu cơ – một dấu hiệu của bệnh.
Dấu hiệu ở mặt: Mặt có biểu hiện thiếu cân xứng, miệng méo, nhân trung hơi lệch qua một bên so với bình thường, nếp mũi má bên yếu bị rũ xuống. Đặc biệt khi người bệnh nói; cười thì sẽ thấy rõ dấu hiệu méo miệng và thiếu cân xứng trên mặt.
Cách phòng ngừa hiệu quả
- Người trên 50 tuổi nên khám sức khỏe định kỳ hàng năm. Để có thể phát hiện sớm và được bác sĩ tư vấn điều trị đúng cách. Để phòng những biến chứng nguy hiểm của bệnh.
- Ổn định huyết áp ở những người mắc bệnh huyết áp cao: Huyết áp cao là nguyên nhân chính gây đứt mạch máu não. Vì thế bệnh nhân cần được điều trị để ổn định huyết áp, tránh nguy cơ đột quỵ.
- Ổn định đường huyết: Bệnh tiểu đường là yếu tố gây mảng xơ vữa động mạch lớn; dẫn đến thiếu máu ở não. Ổn định đường huyết cũng là cách để phòng ngừa bệnh đột quỵ.
- Kiểm soát cholesterol trong máu.
- Bỏ thuốc lá, giảm uống rượu: Thuốc lá là nguyên nhân chính gây bệnh mạch máu não. Ngừng hút thuốc lá là đã giảm thiểu nguy cơ rất lớn gây đột quỵ.
- Thiết lập một chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều rau xanh, ít dầu mỡ, ít cholesterol và muối.