Những thành phần có trong thực phẩm gây hại cho con trẻ

Những thành phần có trong thực phẩm gây hại cho con trẻ

Khi mua đồ ăn dặm cho con, mẹ cần xem kỹ thành phần ghi trên sản phẩm và tránh những chất độc hại dưới đây. Những chất dưới đây cực kỳ phổ biến trong các sản phẩm thực phẩm đóng gói, tuy mang lại hương vị và màu sắc hấp dẫn, thu hút trẻ nhỏ nhưng mẹ cần lưu ý để tránh vì những nguy cơ tiềm ẩn mà chúng mang lại. Nhiều loại hóa chất tạo thêm hương vị và màu sắc cho thực phẩm đóng gói sẵn rất hấp dẫn đối với trẻ nhỏ, nhưng lại vô cùng nguy hại. Hãy cùng wetstur.com tìm hiểu những chất này nhé.

Chất bảo quản có trong đồ ăn

Chất bảo quản có trong đồ ăn

Rất nhiều đồ ăn sẵn như xúc xích bimbim, bánh kẹo,… có chứa chất bảo quản trong thành phần để kéo dài thời gian sử dụng. Tuy nhiên, các chất này có tác động cực kì có hại tới sức khỏe cho cơ thể, đặc biệt là nguy cơ gây dị ứng và ung thư

Đường hóa học

Các chất làm ngọt nhân tạo có thể gây ra những triệu chứng như lo lắng, nói lắp trầm cảm đau nửa đầu,… Mẹ có thể nhận biết chất này trong các sản phẩm đồ ăn qua chữ ghi trên nhãn mác như kí hiệu E951 hay chữ aspartame, sucralose, acesulfame,… Các chất làm ngọt nhân tạo có thể được ghi trên sản phẩm dưới những cái tên như kí hiệu E951 hay chữ aspartame, sucralose, acesulfame,…

Chất béo gây hại

Trong các loại chất béo gây hại thì trans fat là loại chất béo nguy hiểm nhất. Các chuyên gia Mỹ ước tính mỗi năm chất béo chuyển hóa (trans fat) trong thức ăn gây ra ít nhất 30.000 cái chết do ung thư bệnh Alzheimer béo phì tim mạch,… Trans fat có nhiều trong các thực phẩm chế biến sẵn như mỳ ăn liền, bánh kẹo khoai tây chiên, gà rán… Vì thế, bố mẹ cần cho trẻ nhỏ hạn chế ăn các thực phẩm trên hoặc tránh những sản phẩm có chứa trans fat ghi trên nhãn mác.

Đường cao phân tử si rô bắp – Cực nguy hiểm

Đường cao phân tử si rô bắp - Cực nguy hiểm

Mặc dù loại đường nào khi hấp thụ với mức quá nhiều đều có hại cho cơ thể; nhưng đường si rô bắp cao phân tử (High-Fructose Corn Syrup); có khả năng gây nguy hiểm cao nhất. Đường si-rô bắp cao phân tử là nguyên liệu là thành phần cực kì phổ biến trong các loại bánh kẹo nước ngọt nước uống có ga,…

Với ưu điểm là giá thành rẻ, vị ngọt tự nhiên như đường mía; loại đường này rất được các hãng sản xuất đồ ngọt ưa chuộng. Tuy nhiên, Hiệp hội tim mạch Hoa Kì (The American Heart Association); đã chỉ ra những nguy cơ tiềm ẩn đáng sợ trong loại đường này như gây béo phì các bệnh về tim mạch ung thư Do đó, khi mua đồ cho bé, bố mẹ cần tránh những món có ghi thành phần High-Fructose Corn Syrup trên nhãn mác.

Mùi hương nhân tạo

Khi mẹ nhìn thấy một món đồ ăn có ghi chữ Artificial Flavors (Hương nhân tạo) trên nhãn mác. Điều đó có nghĩa là món ăn này có thể chứa hàng trăm loại hóa chất khác nhau. Chẳng hạn như với một loại “hương dâu”; (để làm cho sản phẩm có mùi như trái dâu tự nhiên).

Có thể có tới 49 hóa chất nhân tạo ở trong đó. Hầu hết các loại hương nhân tạo này đều tiềm ẩn nguy cơ gây ra những triệu chứng. Như dị ứng đau bụng khó thở. Có thể chứa hàng trăm loại hóa chất khác nhau. Kể cả khi không gây ra tác hại ngay lập tức. Việc ăn quá nhiều thực phẩm chứa các chất phụ gia nhân tạo cũng được cảnh báo là làm giảm độ nhạy cảm vị giác và giảm sự hoạt động hiệu quả của não bộ ở trẻ.

Chất tạo màu nhân tạo

Cũng tương tự như hương nhân tạo; màu nhân tạo được dùng để làm cho thức ăn sẵn có màu sắc bắt mắt, hấp dẫn. Như thức ăn chế biến từ nguyên liệu tự nhiên. Màu nhân tạo được cảnh báo là có thể khiến trẻ bị rối loạn hành vi; tăng nguy cơ mắc chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ.

Mối nguy hại khi ăn thực phẩm có thành phần độc

Tăng nguy cơ ung thư

Việc sử dụng thực phẩm nghèo chất xơ; là nguyên nhân chính gây nên các chứng bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư đường tiêu hóa. Các nghiên cứu của các nước châu Âu cho thấy việc tiêu thụ quá nhiều thức ăn nhanh; có chứa nhiều đường và chất béo có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh ung thư đại trực tràng. Các nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng trẻ dụng các loại thực phẩm chiên nhiều hơn hai lần một tháng cũng có nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt cao hơn.

Gây bệnh thận

Thức ăn vặt như khoai tây chiên chứa nhiều muối được chế biến tinh chế; làm tăng tiết enzyme và nước bọt giúp tăng cảm giác thèm ăn của trẻ. Natri và chất béo xấu từ muối làm tăng huyết áp, từ đó ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của thận, khiến cơ thể phù nề và ứ nước, gây ra các tình trạng rối loạn chức năng thận.

Gây béo phì và các bệnh ảnh hưởng đến gan

Gây béo phì và các bệnh ảnh hưởng đến gan

Đồ ăn nhanh thường chứa rất nhiều chất béo và tinh bột. Điều này dẫn đến việc nếu ăn quá nhiều thức ăn nhanh; trẻ sẽ thừa cân, béo phì kéo theo hàng loạt nguy cơ bệnh lý liên quan đến thừa dinh dưỡng. Như mỡ trong máu, huyết áp cao, tiểu đường, đột quỵ, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim và thậm chí cả ung thư…

Một bất lợi khác của đồ ăn vặt là nó có thể gây tổn thương gan. Thức ăn vặt chứa hàm lượng chất béo chuyển hóa cao có thể tích tụ như chất béo trong gan. Có thể gây ra bệnh gan nhiễm mỡ và rối loạn chức năng gan.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *