Liệu bố mẹ đã biết làm thế nào để phòng ngừa bệnh táo bón cho bé nhà?

Liệu bố mẹ đã biết làm thế nào để phòng ngừa bệnh táo bón cho bé nhà?

Nhiều bậc cha mẹ cho rằng trẻ bị táo bón là do không được cung cấp đủ chất xơ. Vì vậy, khi trẻ bị táo bón, cha mẹ luôn tích cực cho trẻ ăn nhiều rau hơn bình thường. Tuy nhiên, điều này chưa chắc đã đúng vì táo bón còn liên quan đến việc vận động và lượng nước uống vào mỗi ngày … Bệnh táo bón là hiện tượng phân rắn và khô, khoảng cách giữa hai lần đi nặng tương đối lâu, thường trên 3 ngày. Bệnh táo bón thường thấy nhất là ở trẻ em. Theo thống kê cho thấy, táo bón ở trẻ em chiếm 3% số lần đến khám bác sĩ nhi khoa.

Những việc nên làm khi trẻ bị bệnh táo bón

Chế độ dinh dưỡng cho tình trạng bệnh táo bón ở trẻ

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón ở trẻ. Do vậy, tùy theo từng nguyên nhân để điều trị, nhưng điều chỉnh lại chế độ ăn vẫn là quan trọng nhất.

Đối với trẻ dưới 6 tháng bú mẹ hoàn toàn thì không cần uống nước, nhưng nếu trẻ bị táo bón thì vẫn cho uống 100 – 200ml nước/ngày. Trẻ bắt đầu ăn dặm từ 6 – 12 tháng uống 200 – 300ml nước/ngày. Trẻ 1 – 3 tuổi uống 500 – 600ml nước/ngày. Trẻ 3 – 5 tuổi uống 1000ml nước/ngày. Trẻ lớn hơn 10 tuổi uống bằng người lớn: 1500 – 2000ml nước/ngày.

Đối với trẻ nhỏ còn bú mẹ, cách tốt nhất là điều chỉnh chế độ ăn uống của mẹ. Phải thay đổi thức ăn, vì bị táo bón khi nuôi con bú cần phải điều trị kịp thời.

Chế độ dinh dưỡng

Việc tăng cường ăn nhiều chất xơ trong đó tăng cường ăn nhiều rau xanh và quả chín. Cha mẹ cần lưu ý chọn các loại rau quả có tính chất nhuận tràng như: rau khoai lang, mồng tơi, củ khoai lang, đu đủ, chuối tiêu, cam, bưởi… Nên tập cho trẻ thói quen ăn nhiều rau, quả chín từ nhỏ.

Việc bổ sung thêm chất xơ, pha sữa với nước cháo loãng hoặc nước bột khoai lang nghiền (đối với trẻ nuôi sữa ngoài).

Đối với trẻ lớn hơn thì không nên ăn các loại hoa quả có vị chát: Ổi, hồng xiêm, bánh kẹo, nước uống có ga, cà phê…

Chú ý vận động và lượng nước hấp thụ

Ngoài ra, táo bón còn liên quan đến chế độ vận động và lượng nước uống. Hãy cho trẻ uống thêm nước và đi lại, tập thể dục nhiều hơn, tránh ngồi lâu, ngồi nhiều.

Trẻ cũng cần phải tích cực tham gia các hoạt động thể chất; có thể làm tăng lưu lượng máu đến các cơ quan quan trọng của cơ thể. Trong đó có hệ tiêu hóa, tăng cường trao đổi chất, thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và ngăn ngừa được chứng táo bón.

Thói quen ruột tốt

Cố gắng đưa trẻ vào thói quen vệ sinh thông thường. Cho trẻ ngồi vào nhà vệ sinh ít nhất hai lần một ngày trong ít nhất 10 phút. Nên làm điều này ngay sau bữa ăn. Bạn nên tìm cách để trẻ thực hiện điều này một cách thoải mái nhất. Đây cũng là mẹo hay giúp phòng bệnh táo bón ở trẻ.

Ngoài các biện pháp trên, mẹ cũng có thể xoa bụng cho trẻ theo khung đại tràng từ phải qua trái 3 – 4 lần vào khoảng cách giữa hai bữa ăn để kích thích làm tăng nhu động ruột. Với những trẻ bị táo bón do bệnh lý, mẹ nên đưa bé đi khám và điều trị sớm bệnh lý đó. Khi khỏi bệnh tình trạng táo bón của bé cũng sẽ được cải thiện.

Trẻ nhỏ cũng là đối tượng hay bị táo bón do thuốc bởi thường xuyên mắc bệnh. Khi cho bé dùng thuốc nếu có hiện tượng táo bón, mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ kê đơn để đổi thuốc hoặc giảm liều … tránh táo bón ở trẻ.

Lưu ý: trong một số trường hợp, nếu việc phòng táo bón ở trẻ em trên không hiệu quả với bé nhà bạn thì bạn nên đưa bé đi khám để được điều trị kịp thời. Vì có thể táo bón chỉ là biểu hiện của một vấn đề sức khỏe nào khác.

Cách phòng ngừa bệnh táo bón cho trẻ

Để phòng ngừa táo bón cần cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày. Ăn đủ chất xơ bằng cách bổ sung ít nhất một muỗng rau cho mỗi bát cháo hay cơm, cho trẻ ăn thêm trái cây như táo, chuối, đu đủ… hàng ngày. Tập thói quen đi đại tiện cho trẻ bằng cách cho trẻ ngồi vệ sinh mỗi ngày. Tốt nhất là sáng sớm hoặc sau khi ăn khoảng 30 phút.

phòng ngừa bệnh táo bón

Mỗi lần ngồi khoảng vài phút nhưng không nên quá 5 phút/lần. Có thể cho trẻ uống một cốc nước đầy hay uống thuốc làm mềm phân trước khi ngồi cầu khoảng 30 phút. Lưu ý tư thế ngồi cầu phải đúng cách. Nghĩa là trẻ phải ngồi thoải mái. 2 bàn chân trẻ phải hoàn toàn chạm đất (nếu trẻ phải dùng bồn cầu người lớn thì nên kê chân cho trẻ bằng quyển sách dày hay ghế nhựa).

Việc chân trẻ không chạm đất sẽ khiến trẻ không thể đi sạch phân trong ruột; việc ứ phân dần dần sẽ tạo ra u phân gây bón. Việc tập thói quen đi đại tiện phụ thuộc nhiều vào sự kiên nhẫn và quyết tâm của gia đình và bản thân trẻ. Thông thường một trẻ sẽ tập được thói quen đi đại tiện vào giờ cố định; trong ngày sau khoảng 2 tuần tập nghiêm túc. Tuy nhiên có trẻ cần vài tháng mới tập được thói quen này.

Cập nhật những kiến thức phòng bệnh cho bé mới nhất cùng chúng tôi nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *